VĂN HÓA NHẬT BẢN
✶✶✶
Như chúng ta đều biết, Nhật Bản là một quốc gia phải hứng chịu nhiều thiên tai như động đất, sóng thần, núi lửa,.... Vậy mà, với ý chí bền bỉ, kiên cường và tinh thần đoàn kết của mình, người Nhật đã khiến cả thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ. Tất cả những đức tính đó đều bắt nguồn từ chính văn hóa của con người nơi đây.
1. TRÀ ĐẠO
Phát triển từ khoảng cuối thế kỷ VII, trà đạo đã trở thành một nghệ thuật thưởng thức cũng như là một nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản. Với chúng ta, nó có thể chỉ là một cốc trà xanh bình thường nhưng với người Nhật, cốc trà này lại rất đặc biệt, nó mở ra trong tâm hồn họ một chân trời rộng lớn.
Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ : “hòa”, “kính”, “thanh”, “tịch”. Trong đó, “hòa” là hòa bình; “kính” là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu; “thanh” là thanh tịnh, thanh khiết; còn “tịch” tức là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo an nhàn.
2. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG KIMONO
“Kimono” trong tiếng Nhật nghĩa là: “đồ để mặc”, hòa phục hay còn có cái tên khác là y phục Nhật, loại y phục truyền thống của Nhật Bản. Kimono đã được người Nhật sử dụng trong suốt hàng trăm năm. Ngày nay, do sự hội nhập quốc tế và tính chất cuộc sống nên Kimono không còn được sử dụng hằng ngày như lúc trước mà thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết, trong đám tiệc hay các lễ hội.
Ở Nhật, phụ nữ mặc Kimono phổ biến hơn nam giới, nó thường có nhiều màu sắc và hoa văn nổi bật. Bên cạnh đó, Kimono dành cho nam thường không có hoa văn, màu tối hơn.
Kimono chỉ có một cỡ duy nhất, phù hợp với mọi đối tượng. Kimono có 2 loại: tay rộng và tay ngắn. Tay rộng thường dành cho những bạn nữ chưa lập gia đình.
3. RƯỢU SAKE
Nhắc tới Nhật Bản, chắc ai cũng biết đến loại rượu đặc trưng có từ ngàn xưa của xứ sở Phù Tang: rượu sake. Rượu sake là một loại rượu nhẹ truyền thống nấu từ gạo qua nhiều công đoạn lên men và đi kèm với khá nhiều quy tắc. Dựa vào những thời điểm khác nhau mà người Nhật cũng sẽ sử dụng các loại rượu khác nhau.
Trong văn hóa Nhật, người trẻ phải rót rượu cho người lớn tuổi nhất trước, khi có người rót rượu sake cho bạn, bạn cần phải giữ cốc rượu bằng 1 tay và tay kia kê phía dưới cốc để thể hiện phép lịch sự.
4. VĂN HÓA TRONG GIAO TIẾP
Trong văn hóa giao tiếp truyền thống của người Nhật Bản, có những quy tắc và lễ nghi mà mọi người đều phải làm theo. Đặc biệt, tất cả lời chào của người Nhật bao giờ cũng đi kèm với một cái cúi chào sau cùng. Dựa theo địa vị và mối quan hệ xã hội với người tham gia giao tiếp mà người Nhật sử dụng các quy tắc và lễ nghi cũng như cách cúi mình mình khác nhau.
(Cách cúi đầu trong chào hỏi)
Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:
➤ Kiểu Eshaku (会釈) - khẽ cúi chào.
Đây là kiểu Ojigi dùng để chào hỏi những người cùng độ tuổi, cùng tầng lớp và địa vị xã hội, thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng. Ở kiểu này, thân và mình chỉ hơi cúi khoảng 15 độ trong vòng từ một đến hai giây, hai tay có thể để bên hông.
➤ Kiểu chào Keirei (敬礼) - bình thường.
So với Eshaku thì Keirei thể hiện sự trang trọng ở mức độ cao hơn. Keirei là Ojigi dùng trong chào hỏi với cấp trên, những người lớn tuổi hơn hoặc khách hàng, đối tác làm ăn…. Khi thực hiện kiểu chào này, người Nhật sẽ cúi thấp từ 30 đến 35 độ trong khoảng 2 đến 3 giây.
Trong trường hợp bạn đang ngồi trên sàn đất mà muốn thực hiện động tác chào này thì hai tai phải úp xuống mặt đất và cách nhau từ 10 đến 20cm, khoảng cách từ đầu tới sàn khi cúi nên ở mức 10 đến 15cm.
➤ Kiểu Saikeirei (最敬礼) - trang trọng nhất
Kiểu chào này thể hiện sự tôn trọng cao nhất tới đối phương. Người Nhật thường dùng Saikeirei để thể hiện lòng biết ơn, niềm kính trọng tới các đấng tối cao và thiêng liêng như Thần, Phật, Chúa Trời, quốc kỳ…., hoặc đối với các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ…
Kiểu chào này cũng thay cho lời xin lỗi, thể hiện thành ý của người Nhật Bản: cúi rất thấp, khoảng 45 đến 60 độ và giữ nguyên trong khoảng 3 giây, thậm chí lâu hơn. Thường thì người Nhật sẽ nói lời chào trước rồi mới cúi đầu hoặc thực hiện song song cả hai hành động: vừa nói lời chào vừa cúi đầu.
5. Lễ nghi và phong tục
Các lễ nghi và phong tục đã đóng góp không nhỏ trong quá trình hình thành nên những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản đồng thời cũng là cơ sở cho lối sống nề nếp, sự phát triển ổn định của xã hội, từ đó tạo nên một nền văn hóa Nhật mang đậm yếu tố nội sinh.
(Đám cưới truyền thống của người Nhật)
7. VĂN HÓA NHẬT BẢN MANG ĐẬM BẢN SẮC DÂN TỘC
Sự giao thoa giữa văn hóa hiện đại và truyền thống đã tạo nên nét đẹp đặc trưng trong văn hóa của con người Nhật Bản. Để giải thích điều này, có ý kiến cho rằng do đất nước Nhật Bản được bao quanh là biển đảo, chưa hề có cuộc chiến tranh xâm lược nào nên đã tạo cho xã hội một sự thống nhất về văn hóa. Bên cạnh đó cũng có ý kiến khác lại cho rằng chính điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt với nhiều thiên tai như động đất, sóng thần… đã tạo ra một ý chí, nghị lực kiên cường và trên hết là tinh thần đoàn kết chống lại thiên tai của người Nhật.
(Hình ảnh kịch Kabuki – Nhật)
8. NHỮNG NÉT "LẠ" TRONG VĂN HÓA NHẬT
Nhật Bản có một số nét văn hóa khiến bất kì khách du lịch nào cũng không đổi ngạc nhiên khi đến đây:
➻ Luôn luôn nói lời cảm ơn và xin lỗi.
➻ Tập tục tặng quà vào dịp lễ, Tết.
➻ Các ngành dịch vụ không có văn hóa đưa tiền tip.
➻ Trước khi vào nhà, bạn phải cởi giày quay mũi ra ngoài, sau đó sử dụng dép trong nhà.
➻ Ăn những món sống như cá, mực, bạch tuộc,...
➻ Khi ăn mỳ ramen hay soba, người Nhật thường húp sùm sụp vì theo quan niệm ăn như thế là thể hiện cho người đầu bếp thấy được là món ăn rất ngon.