♨♨♨♨♨
TỔNG QUAN NHẬT BẢN
1. GIỚI THIỆU CHUNG
STT |
Tên nước |
Nhật Bản (Japan). |
1 |
Vị trí địa lý |
Nhật Bản là một quốc gia hải đảo, nằm ở vùng đông Á, châu Á trên biển Thái Bình Dương. Giáp với rìa đông của biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc và vùng viễn đông của Nga. |
2 |
Diện tích |
377.972,28 km2, xếp hạng 62 thế giới. |
3 |
Dân số |
127.110.047, xếp thứ 10 thế giới. |
4 |
Địa lý |
Quần đảo núi lửa này có khoảng gần 7,000 hòn đảo với 4 hòn đảo lớn là Hokkaido, Kyushu, Shikoku và Honshu. Còn lại là các đảo nhỏ. |
5 |
Thủ đô |
Tokyo. |
6 |
Thể chế chính trị |
Quân chủ lập hiến kết hợp dân chủ đại nghị, trong đó cơ quan lập pháp dân cử là Quốc hội Nhật Bản. |
7 |
Đơn vị tiền tệ |
Yên Nhật - JPY (Japan Yen). |
8 |
Khí hậu |
Khí hậu ôn đới với 4 mùa rõ rệt. |
9 |
Các số khẩn cấp |
Dịch vụ khẩn cấp: cảnh sát: 110 |
10 |
Giao thông bên |
Trái |
2. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
Nhật Bản có 10 thành phố lớn nhất là Tokyo, Hiroshima, Kyoto, Sapporo, Naha, Osaka, Nagoya, Fukuoka, Yokohama và Nikko.
Ngoài ra, Nhật Bản có 47 tỉnh thành To–Dou–Fu–Ken (Đô–Đạo–Phủ–Huyện), trong đó có 1 đô (Tokyo), 1 đạo (Hokkaido), 2 phủ (Kyoto và Osaka) và 43 huyện.
Chia ra làm 8 vùng:
✦ Vùng Hokkaido gồm: tỉnh Hokkaido
✦ Vùng Tohoku gồm: tỉnh Akita, tỉnh Aomori, tỉnh Fukushima, tỉnh Iwate, tỉnh Miyagi, tỉnh Yamagata
✦ Vùng Chubu gồm: tỉnh Aichi, tỉnh Fukui, tỉnh Gifu, tỉnh Ishikawa, tỉnh Nagano, tỉnh Niigata, tỉnh Shizuoka, tỉnh Toyama, tỉnh Yamanashi
✦ Vùng Kanto gồm: tỉnh Chiba, tỉnh Gunma, tỉnh Ibaraki, tỉnh Kanagawa, tỉnh Saitama, tỉnh Tochigi, tỉnh Tokyo
✦ Vùng Kinki gồm: tỉnh Hyogo, tỉnh Kyoto, tỉnh Mie, tỉnh Nara, tỉnh Osaka, tỉnh Shiga, tỉnh Wakayama
✦ Vùng Chugoku gồm: tỉnh Hiroshima, tỉnh Okayama, tỉnh Shimane, tỉnh Tottori, tỉnh Yamaguchi
✦ Vùng Shinkoku gồm: tỉnh Ehime, tỉnh Kagawa, tỉnh Kochi, tỉnh Tokushima
✦ Vùng Kyushu gồm: tỉnh Fukuoka, tỉnh Kagoshima, tỉnh Kumamoto, tỉnh Miyazaki, tỉnh Nagasaki, tỉnh Oita, tỉnh Saga, tỉnh Okinawa
3. KINH TẾ
Nhật Bản là một đất nước có nền kinh tế thị trường phát triển đứng thứ ba trên thế giới. Tuy nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, nhưng đây lại là đất nước hàng đầu về sản xuất và phát triển sắt thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí, sản xuất ô tô…
Năm 1940, tổng sản lượng kinh tế (GDP) của Nhật Bản đã đạt 192 tỷ USD (quy đổi theo giá USD năm 1990) so với nước Anh là 316 tỷ USD, Pháp là 163 tỷ USD, Đức là 387 tỷ USD, Liên Xô là 417 tỷ USD…
Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản là JPY (Yên Nhật), tỷ giá 1 JPY = 206 VNĐ, 1 Man = 10.000 Yên (tương đương 2.000.000 VNĐ), 1 Sen = 1.000 Yên (tương đương 200.000 VNĐ).
4. THỜI TIẾT & KHÍ HẬU
Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn hòa có 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông rõ rệt.
Vào mùa hạ nhiệt độ rơi vào khoảng 30-35oC, độ ẩm tương đối cao và lượng mưa khá nhiều nên thường xuyên phải hứng chịu những thiên tai như mưa bão, lũ lụt. Ngoài ra còn có: sóng thần, động đất, núi lửa, tuyết rơi,.... Ngược lại, vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp trung bình từ 10-12oC, có thể đạt tới -30oC ở Hokkaido và tuyết rơi dày.
5. CON NGƯỜI NHẬT BẢN
Người Nhật rất khỏe mạnh, dẻo dai, ngay cả phụ nữ cũng có thể đứng làm việc cả ngày, thậm chí những người 70 - 80 tuổi vẫn hăng hái làm việc vì họ yêu thích làm việc.
Tính cách con người Nhật Bản hết sức đặc biệt, có lẽ nhờ tính cách này mà người Nhật đã biến đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, khí hậu khắc nghiệt của mình trở thành một cường quốc tiên tiến đứng thứ 3 trên thế giới. Điển hình như sau:
➳ Người Nhật có tính hiếu kỳ và nhạy cảm với các văn hóa nước ngoài, luôn tìm tòi và học hỏi để bắt kịp trào lưu đó, nhưng vẫn luôn giữ được bản sắc dân tộc của mình.
➳ Đối với người Nhật, địa vị gia thế, địa vị xã hội và thu nhập không quan trọng, quan trọng chính là trình độ học vấn.
➳ Tinh thần làm việc tập thể rất cao. Trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi của bản thân và đề cao cái chung. Họ có thể cạnh tranh gay gắt, song cũng có lúc bắt tay với nhau để đạt được mục đích chung.
➳ Bản tính của người Nhật không thích đối kháng, đặc biệt là đối đầu cá nhân, họ luôn giữ gìn sự hòa hợp đến mức phớt lờ đi sự thật, đối với họ giữ gìn sự nhất trí, sự hòa bình, thể diện và uy tín là vấn đề cốt tử.
➳ Người Nhật có đức tính rất chăm chỉ và trung thành được thể hiện ở tinh thần thượng võ Samurai từ xa xưa.
➳ Tính cách tiết kiệm được người Nhật thể hiện ở những hành động nhỏ hàng ngày. Chúng ta dễ dàng bắt gặp người Nhật ngồi nhặt từng hạt gạo rơi trong máy sát gạo tự động với suy nghĩ "Không để phí hạt ngọc nào"
➳ Người Nhật rất nghiêm chỉnh trong việc giữ đúng thời gian và họ không bao giờ trễ hẹn ở các cuộc gặp mặt, thậm trí còn đến sớm hơn từ 5-10 phút. Nếu có việc bắt buộc phải đến trễ thì sẽ liên lạc trước báo thời gian chính xác có thể đến.
6. TÔN GIÁO
Tôn giáo ở Nhật Bản được thống trị bởi 2 tôn giáo chính: Thần đạo – Shinto và Phật giáo với các tổ chức liên quan. Theo điều tra thống kê xã hội thực hiện năm 2006 và năm 2008, dưới 40% dân số Nhật tự nhận đi theo một tôn giáo có tổ chức, 35% là Phật Giáo, 3 – 4% là tín đồ của Thần Đạo và các tôn giáo phái sinh tử Thần Đạo, 2,3% là Kito giáo.
Người Nhật cũng rất coi trọng đạo Khổng, nhưng trên thực tế, đối với họ đạo Khổng như một chuẩn mực đạo đức hơn là một tôn giáo.
7. HỆ THỐNG GIÁO DỤC
Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được áp dụng ở Nhật như một trong các cải cách thời Minh Trị. Từ năm 1947, Nhật Bản áp dụng hệ thống giáo dục bắt buộc gồm tiểu học và trung học trong chín năm cho học sinh từ sáu đến mười lăm tuổi.
❧ Tiểu học: Từ lớp 1 - lớp 6
❧ Trung học cơ sở: Từ lớp 6 - lớp 9
❧ Trung học phổ thông: Từ lớp 10 - lớp 12
Hầu hết sau đó đều tiếp tục chương trình trung học và theo MEXT, khoảng 75,9% học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục học lên bậc đại học, cao đẳng hay các chương trình trao đổi giáo dục khác.
Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế hợp tác OECD hiện xếp Nhật Bản ở vị trí thứ sáu thế giới.
8. VĂN HÓA CHÀO HỎI
Trong đời sống thường ngày hay trong công việc, học tập, tiệc tùng… khi bắt đầu cũng như khi kết thúc, tất cả lời chào của người Nhật thường đi kèm với một cái cúi chào. Người Nhật luôn tuân thủ quy tắc:
☣ Ai thấy trước chào trước.
☣ Người nhỏ tuổi, cấp dưới chào trước.
☣ Người Nhật không có thói quen bắt tay, tuy nhiên việc bắt tay cũng không bị xem là hành động thất lễ.
Khi đi trên đường, người Nhật thường chào nhau thân mật bằng một số câu như: Konnichiwa, Doumo..., Ohisashiburi,...
9. VĂN HÓA XIN LỖI
Ở Nhật Bản, xin lỗi và cảm ơn là những câu nói đi liền với nhau. Xin lỗi đôi khi không phải là mình làm sai mới xin lỗi mà đơn giản đó là thể hiện sự tôn trọng và khiêm nhường với đối phương.
Lời xin lỗi được người dân quốc gia này sử dụng khá thường xuyên, có thể nghe thấy ở mọi nơi, thậm chí để thay cho một lời cảm ơn. Người Nhật cho rằng đây là một hành động thể hiện sự lịch sự, phép tắc, lễ nghĩa tối thiểu trong văn hóa giao tiếp của “xứ Phù Tang”.
10. ẨM THỰC NHẬT BẢN
Ẩm thực Nhật Bản nổi tiềng trên khắp thế giới không chỉ mang trong mình sự tinh tế, cầu kỳ trong cách chế biến lẫn bài trí món ăn mà còn bởi chất lượng, sự an toàn và hương vị thanh tao, nhẹ nhàng của món ăn mang lại.
11. HỆ THỐNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Hệ thống giao thông ở Nhật rất hiện đại với nhiều công trình tầm cỡ thế giới, trong đó có tàu Shinkansen hay còn gọi là Tàu siêu tốc rất hiện đại, vận tốc có thể đạt tới 300km/h (xe máy trung bình là 50km/h). Tại các thành phố lớn phương tiện giao thông phổ biến nhất là tàu điện và tàu điện ngầm, phương tiện này rất thuận tiện và đúng giờ đến từng phút. Bên cạnh đó còn có xe bus, taxi, tàu shinkansen, xe đạp,...
↪ Xe buýt không mấy tiện lợi do có ít và khả năng không đúng giờ vào những giờ cao điểm.
↪ Giá dịch vụ taxi ở Nhật tương đối đắt. Cước phí được tính theo km và thay đổi theo giờ; buổi tối đắt hơn giá ban ngày.
↪ Tàu Shinkansen là phương tiện để chạy đường dài tương đương như máy bay.
↪ Ngoài ra, xe đạp là phương tiện khá tiện lợi và kinh tế.
Phương tiện đi lại chính là ô tô. Ở Nhật rất ít sử dụng xe máy, chỉ bưu điện hoặc một số đơn vị vận chuyển là sử dụng để giao thư, giao hàng,... Xe moto phân khối lớn khá là phổ biến.
12. MỘT SỐ ĐIỀU CẤM KỴ CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN
Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa đặc biệt với nhiều nghi lễ, phong tục khác lạ, nếu bạn muốn sang du lịch Nhật Bản bạn cần lưu ý:
⚜ Khi dùng bữa tại Nhật Bản, bạn tuyệt đối không được cắm đũa vào bát cơm.
⚜ Bạn nên tránh cắt móng tay, móng chân vào ban đêm.
⚜ Người Nhật rất kiêng kỵ số 4 và chữ có phát âm là “tử”, bạn không nên tặng quà hay làm bất cứ việc gì cho người Nhật liên quan đến số 4 xui xẻo này. Ngoài ra lược có phát âm là “Kushi” nên cũng xếp vào những đồ vật không nên tặng
⚜ Bạn không nên vừa đi vừa ăn.
⚜ Bạn không nên huýt sáo vào ban đêm, vì những kẻ xấu thường vừa đi vừa huýt sáo.
⚜ Nếu tặng quà cho người Nhật, bạn tránh tặng khăn mùi xoa. Điều đó thể hiện bạn muốn cắt đứt mối quan hệ với họ nên mới làm vậy.
⚜ Bạn không được dùng đũa truyền thức ăn, hoặc gắp thức ăn cho người khác.
⚜ Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản, bạn nên cúi đầu và dùng hai tay để đưa hoặc lấy vật gì từ họ, đặc biệt là người lớn.
⚜ Bạn không nên đưa tiền tip cho nhân viên phục vụ, đối với người Nhật, việc khách đưa tiền tip cho tức là bản thân họ phục vụ không đúng và khách không hài lòng với dịch vụ của họ.
⚜Bạn không được xả rác ra đường, nếu bạn không muốn bị phạt.
⚜ Bạn không nên nói chuyện điện thoại trên tàu, vì đó là hành động vô lễ, thô lỗ đặc biệt nếu bạn nói quá to.